Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà
GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Luật Hà Huy, điện thoại 0913.577.696 (Việt Nam), (0049)017.657.759.572 (Châu Âu) tên giao dịch quốc tế "HAHUY LAW FIRM" được Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 03/11/2009. Nhãn hiệu Công ty được bảo hộ tại Việt Nam, Ba Lan, Séc và Cộng hòa liên bang Đức. Luật sư Công ty là những chuyên gia pháp...
Hỗ trợ trực tuyến
My status
        Tin tức - Doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Khi kẻ lũng đoạn nhà trường còn “yên vị”?
(2013-06-10 04:14:00)

Ngẫm ra mới biết sau rằng/ Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ

 

Trong bức thư gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà giáo nhân dân, GS.TSKH Lê Du Phong đã nêu kiến nghị, phải xử lí các cán bộ liên quan đến những sai phạm, mà Thanh tra Bộ đã kết luận. GS Phong đặc biệt nhấn mạnh đến ông Nguyễn Đức Hiển, người cộng sự thân cận nhất với ông Nguyễn Văn Nam chủ mưu gây lũng đoạn Nhà trường, với những thủ đoạn lươn lẹo, xảo quyệt…

GS Lê Du Phong cho rằng, chừng nào Nguyễn Đức Hiển vẫn “yên vị” (trưởng phòng Tổ chức cán bộ), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ chưa được yên. Quả như nhận xét của GS Phong, trong khi Hiệu trưởng mới bằng mọi nỗ lực để ổn định Nhà trường, thì mới đây nhất Hiển lại bày trò, tạo ra vụ việc gây bất bình trong dư luận. Đó là chuyện bà Lê Thị Kiên, công tác tại Nhà trường hơn 13 năm, luôn là lao động tiên tiến, nhưng hiện mới được hưởng hệ số lương 2,08. Bà Kiên gửi đơn cho Trưởng phòng Tổ chức cán bộ gần năm nay mà không được giải quyết, chỉ được nghe Hiển hứa sẽ trình Hiệu trưởng xem xét. Gần đây bà Kiên lại có đơn đề nghị. Không thể trì hoãn, Hiển tổ chức mời bà Kiên họp cùng lãnh đạo Phòng Quản trị thiết bị, Tổ trưởng Công đoàn đơn vị, Tổ trưởng và Tổ phó Tổ giảng đường vào ngày 5/6/2013. Thế nhưng anh ta lại tự “vẽ” ra bản thống kê quá trình lương của bà Kiên không đúng sự thật, để kết luận rằng tiến trình nâng lương của bà Kiên đúng quy định của Nhà nước.

Bà Kiên không nhất trí, tiếp tục gặp Hiển nêu thắc mắc. Hiển hẹn bà Kiên buổi chiều lên phòng, Hiển sẽ trả lời bằng văn bản. Đúng hẹn bà Kiên đến, thì Hiển cho Hoàng (là nhân viên của Hiển) đưa cho bà Kiên xem bản hợp đồng có dấu đỏ, chữ kí của ông Nguyễn Thành Độ (nguyên Trưởng phòng Tổ chức cán bộ), nhưng không có chữ kí của bà Kiên. Bà Kiên thắc mắc, Hoàng trả lời không biết, đồng thời bảo bà kí vào thì sẽ phô-tô cho một bản. Bà Kiên thật thà kí vào bản hợp đồng, về nhà mới biết hệ số lương trong hợp đồng này chỉ ghi 1,0 x 144.000 đồng = 144.000 đồng, nghi là bị giả mạo. Rất may sau đó, bà Kiên tìm lại được bản hợp đồng gốc, do ông Nguyễn Thành Độ kí với bà Kiên năm 2003, mới hay lương khởi điểm của bà có hệ số 1,09 x 290.000 đồng = 316.100 đồng. Sự việc vỡ lở, ông Kim cùng làm việc tại Tổ giảng đường với bà Kiên, là chồng bà Loan (nhân viên của Hiển) liên tục “dọa” bà Kiên nếu kiện cáo sẽ bị trù dập… Việc Phòng Tổ chức cán bộ ngụy tạo Bản hợp đồng nói trên, có dấu hiệu “Giả mạo con dấu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức”, cần phải làm rõ và xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Hiển là đối tượng tích cực gây ra sự náo loạn, bất ổn tại cuộc lấy thư giới thiệu Hiệu trưởng ngày 25/4/2013. Mặc dù cuộc lấy thư tín nhiệm này được Tổ công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo giám sát, song để tiếp tục củng cố địa vị của mình sau khi ông Nam nghỉ, Hiển không từ thủ đoạn nào, nhằm lái cuộc lấy thư tín nhiệm này nghiêng phần thắng về phía GS Trần Thọ Đạt. Để đạt mục đích đó, Hiển qua mặt cả Tổ công tác của Bộ và Tổ công tác của Trường, chỉ đạo phô-tô, phát tán tài liệu không số, thông báo Báo cáo kết quả quy hoạch năm 2009, có lợi cho ông Đạt ngay tại Hội trường. Nhiều đơn thư của cán bộ, giáo viên gửi lên Bộ, trong đó có lá thư tâm huyết của Nhà giáo nhân dân, GS.TSKH Lê Du Phong, và kiến nghị của Báo Người cao tuổi buộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải quyết định hủy kết quả lấy thư tín nhiệm, miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Nam và bổ nhiệm Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng về làm Hiệu trưởng. Việc làm này của nhóm tay chân của ông Nam, trực tiếp là Nguyễn Đức Hiển không những gây lãng phí tiền bạc, công sức, mà còn hủy hoại cuộc sinh hoạt chính trị rất quan trọng của Nhà trường, cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đủ yếu tố cấu thành hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, gây hậu quả nghiêm trọng”, cần phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giáo sư Lê Du Phong nhận xét, Nguyễn Đức Hiển là kẻ đầy tham vọng, mưu mô và xảo quyệt. Khi mới tốt nghiệp, Hiển xin ở lại làm giáo viên nhưng không được nhận. Bằng mọi giá, Hiển luồn lọt để vào làm chuyên viên Phòng Quản lí khoa học, rồi sau đó lại xin về làm giáo viên” ở khoa Ngân hàng - Tài chính. Ngay khi về được khoa, Hiển bắt thân với PGS.TS Đào Văn Hùng, thân tín của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thường, để leo lên chức Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng về Ngân hàng – Tài chính và chứng khoán. Song, đến cuối nhiệm kì, Hiển quay ngoắt sang ủng hộ ông Nguyễn Văn Nam, để tính chuyện cho nhiệm kì sau. Tại Hội nghị cán bộ công nhân viên chức của trường vào cuối năm 2007, Hiển công khai đăng đàn đấu tố ông Hiệu trưởng Nguyễn Văn Thường và những người thân cận của ông Thường tại hội trường A, nhằm làm mất uy tín của những người này, “dọn đường” cho ông Nam lên Hiệu trưởng. Tháng 7 năm 2008, ông Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm làm Hiệu trưởng nhiệm kì 2008 – 2013, liền bổ nhiệm Hiển làm Phó Trưởng phòng Quản lí khoa học.

Sự kiện ông Nam đột ngột cho PGS.TS Phạm Ngọc Linh thôi giữ chức Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, sau đó cho Nguyễn Đức Hiển thay thế vị trí này, có bàn tay “đạo diễn” của chính Nguyễn Đức Hiển, khi anh ta trực tiếp soạn thảo quyết định rồi đưa ông Nam kí. Chắc chân ở vị trí Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, được sự hậu thuẫn của ông Nam, Hiển lại nghiễm nhiên “chui” vào Đảng ủy, trở thành Đảng ủy viên. Từ đó, anh ta hoành hành, thao túng Hiệu trưởng, vô hiệu hóa Ban Giám hiệu Nhà trường.

Ngay sau khi nhậm chức, để thể hiện quyền lực, Hiển tham mưu cho ông Nam thực hiện đánh giá cán bộ lãnh đạo toàn trường giữa nhiệm kì, mặc dù Hiệu trưởng mới nhậm chức được 2 năm, Hiệu phó được gần 2 năm, Trưởng các đơn vị và cán bộ lãnh đạo các đơn vị là một năm rưỡi (nhiệm kì là 5 năm) và các đơn vị vừa tổng kết năm học, CBGV đang viết bản tự kiểm điểm cá nhân, bình bầu thi đua để nộp, Trường còn chưa họp tổng kết. Không những thế, Hiển còn tham mưu cho Hiệu trưởng “giải tán” Hội đồng trường, đưa ra chiêu bài “Đổi mới, hội nhập, phát triển”, để sắp xếp lại toàn bộ Nhà trường, loại bỏ những người không cùng phe cánh. Muốn thay đổi cái gì, đơn vị nào, Hiển thành lập ngay “Tổ công tác” do đích thân Hiển làm tổ trưởng, Hiệu trưởng Nam kí quyết định.

Những việc làm vô lối, bất chấp nguyên tắc đó, khiến hàng loạt GS, PGS và cán bộ giáo viên phải dứt áo ra đi, tạo ra làn sóng phản đối từ CBGV. Để nắm thông tin nhằm trừng trị những người “chống phá sự đổi mới, phát triển” của nhà trường, kể cả các Phó Hiệu trưởng, Hiển bố trí nhiều “tai mắt” nghe ngóng, theo dõi, thậm chí áp dụng cả chiêu ghi âm, nghe lén... sẵn sàng “dằn mặt” những ai có tư tưởng chống đối Hiển và ông Nam.

Hiển ngày càng hống hách, không coi ai ra gì, kể cả các Phó Hiệu trưởng. Tại cuộc họp với CBGV Khoa Ngân hàng – Tài chính ở G2 nhà 10 vào cuối tháng 12 năm 2011, nội dung thông báo về kế hoạch triển khai quyết định thành lập Viện Ngân hàng – Tài chính, khi có nhiều ý kiến không đồng thuận, Hiển “hùng biện” ngang nhiên “cả vú lấp miệng em”, “đạp bằng” các ý kiến ngay trong cuộc họp. Kể cả người từng dạy Hiển thời sinh viên, lãnh đạo cũ của anh ta khi còn làm giáo viên, là PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo, Hiển cũng không tha, nói như xối xả vào mặt bà Thảo khi bà có ý kiến với Hiệu trưởng, khiến bà Thảo uất ức dồn lên tận cổ họng. Thái độ hỗn hào, xấc xược của Hiển làm tất cả mọi người trong khoa đều bất bình, một số giáo viên trẻ bật khóc…”.

Khi những tiêu cực của một nhóm người tại Đại học Kinh tế Quốc dân, trong đó có Hiển bị báo chí phanh phui, thay vì cầu thị, tiếp thu thì Hiển lại tham mưu cho Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam (Thực chất là Hiển điều khiển toàn bộ) chống đối quyết liệt… Hiển soạn một loạt văn bản kiến nghị gửi: Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông... Mục đích đưa các thông tin do Hiển bầy ra, nhằm đánh lạc hướng các vị lãnh đạo và cơ quan quản lí báo chí, từ đó ngăn chặn báo chí tiếp tục phanh phui những việc làm sai trái, khuất tất của nhóm Nam - Hiển - Trọng... Hiển còn bịa đặt trắng trợn rằng: Tổng biên tập Báo Người cao tuổi đã nhận thiếu sót; rằng tại cuộc giao ban báo chí toàn quốc, Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục báo chí đã đưa vấn đề này ra để báo chí toàn quốc biết… Trong khi các cuộc làm việc liên quan đều được ghi âm đầy đủ. Còn tại cuộc họp giao ban ngày 17/4/2012, đích thân Tổng biên tập Kim Quốc Hoa đi dự, không có chuyện Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục báo chí thông báo như Hiển bịa đặt ra.

Trong bức thư gửi Báo Người cao tuổi, một cán bộ của Nhà trường viết: “Tuy ông Hiển còn trẻ, nhưng tội của ông Hiển thì phải viết cả nghìn trang mới kể hết được. Từ khi ông Hiển làm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ đến nay, thành quả duy nhất của ông là tạo nên sự bất ổn nghiêm trọng trong nhà trường, là sự nghi kị và chán chường, tâm lí sợ sệt vì bị vùi dập, theo dõi, là sự tiêu tốn tiền của và thời gian vào các cuộc họp hành triền miên, vô bổ... Hãy cứu lấy Trường Đại học Kinh tế Quốc dân!”.

Kết luận thanh tra đột xuất Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu rõ: “Trách nhiệm đối với những thiếu sót, sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ thuộc về Hiệu trưởng, Đảng ủy Trường và Phòng Tổ chức Cán bộ…”. Thiết nghĩ, Hiệu trưởng Phạm Mạnh Hùng cần kiên quyết xử lí các cán bộ sai phạm theo Kết luận thanh tra, loại bỏ những kẻ từng gây lũng đoạn Nhà trường cả thời gian dài, đặc biệt là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Nguyễn Đức Hiển, thì tình hình Nhà trường mới thực sự ổn định.

Hoàng Linh – Quang Thuận

Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn