Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà
GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Luật Hà Huy, điện thoại 0913.577.696 (Việt Nam), (0049)017.657.759.572 (Châu Âu) tên giao dịch quốc tế "HAHUY LAW FIRM" được Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 03/11/2009. Nhãn hiệu Công ty được bảo hộ tại Việt Nam, Ba Lan, Séc và Cộng hòa liên bang Đức. Luật sư Công ty là những chuyên gia pháp...
Hỗ trợ trực tuyến
My status
        Tin tức - Doanh nghiệp
Trắng tay vì bà giám đốc Agel Việt Nam
(2011-07-06 02:04:00)

Vụ việc Công ty TNHH Agel Việt Nam đột ngột đóng cửa khiến hàng nghìn người rơi vào tình trạng trắng tay, một lần nữa khiến người ta thêm hoài nghi về mô hình bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng, bà giám đốc Hoàng Hải Yến chính là nhà tạo mẫu tóc lừng danh với tên hiệu Yến Trang.

Sự mất tích khó hiểu và quá khứ “long lanh”

Như báo chí đã đưa tin, bà giám đốc Công ty TNHH Agel Việt Nam Hoàng Hải Yến đã bất ngờ đóng cửa hoạt động công ty khiến cho hàng nghìn nhân viên thuộc hệ thống này rơi vào tình trạng trắng tay. Mô hình bán hàng đa cấp này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi được điều hành chuyên nghiệp với cách tính lợi nhuận cho các nhánh một cách bài bản. Thủ lĩnh của hệ thống này chính là nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng Hoàng Hải Yến với tên hiệu Yến Trang.
Hải Yến sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sớm bộc lộ năng khiếu thể thao và đã từng đạt nhiều huy chương vàng trong nước ở các giải dành cho vận động viên thể dục dụng cụ. Từng thi đỗ và Đại học Thể dục thể thao nhưng do gia đình bị phá sản nên Yến phải từ bỏ con đường học hành để đi học và làm nghề cắt uốn tóc.
Thông minh và ham học hỏi, Yến nhanh chóng chuyển từ một cô thợ cắt tóc ở chợ Hàng Da (Hà Nội) thành một trong những người tiên phong tại Hà thành về tạo mẫu tóc. Thương hiệu tóc Yến Trang nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm 2000 và ngày càng có nhiều khách.
Bà chủ Yến đã thành lập Công ty CP thương mại quốc tế Yến Trang, chuyên tạo mẫu tóc và thẩm mỹ  vào năm 2003. Ba năm sau, Công ty kinh doanh mỹ phẩm với thương hiệu TRENDCI tiếp tục ra đời chuyên phân phối những sản phẩm chăm sóc tóc và da chuyên nghiệp. Hải Yến lại mở thêm một trường tạo mẫu tóc và thẩm mỹ quốc tế kết hợp với một trường quốc tế danh tiếng tại Chicago Coten pivotpoin.
Liên tục lấn sân sang các lĩnh vực làm đẹp khác, Hải Yến mở salon thẩm mỹ ở 55A Cửa Nam (Hà Nội) nhưng không gặp may mắn như mở các salon chuyên về tóc. Có nhiều quán cà phê khắp Hà Nội với tên quán là Yến Trang đồng thời trở thành nhà tài trợ cho nhiều cuộc thi danh tiếng như Sao mai Điểm hẹn, Đồ Rê Mí…, Hoàng Hải Yến đã có một sự khẳng định thương hiệu lâu dài.
 
 


Vào năm 2008, Hoàng Hải Yến tiếp tục thành lập Công ty TNHH Agel Việt Nam. Chỉ sau 2 năm, Agel Việt Nam đã có đội ngũ nhà phân phối lên đến hàng ngàn người. Các cuộc hội thảo về sản phẩm, sức khỏe… liên tục được công ty này tổ chức với sự xuất hiện của nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Song tham gia nói về việc nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân.
Sự lớn mạnh nhanh chóng của tổ chức này khiến chính Tập đoàn Agel của Mỹ cũng phải ngạc nhiên vì chưa có đất nước nào như Việt Nam, chỉ trong vòng 2 năm đã có số member (thành viên) đông đảo và số cấp quản lý diamond nhiều đến thế.
Tiếp xúc với Hải Yến, người đối diện có cảm nhận đây là một người hoạt ngôn, khéo ăn khéo nói. Nhiều lần trả lời trên báo chí, Hải Yến cũng tỏ ra là một người rất biết PR tên tuổi của mình với những câu chuyện kể về những thăng trầm để có được ngày nổi tiếng.
Tuy nhiên, những ngày này, dù bằng nhiều cách nhưng không ai có thể liên lạc được với bà chủ Yến vì điện thoại đã tắt từ lâu. Các nhà phân phối của Agel Việt Nam vẫn đang “kêu trời” vì mất tiền, hàng  thì không nhận được trong khi sự “mất tích” của bà Yến vẫn là một dấu hỏi.
“Không có sự thành công nào lại dễ dàng!”
Lời cảm thán của H.T – một nhà phân phối mới tham gia vào hệ thống Agel Việt Nam từ một năm nay kèm theo tiếng thở dài nặng nề. Còn nhớ những ngày đầu khi mới tham gia hoạt động, H.T đã từng rất nhiệt tình mời người viết bài này tham gia để “trước là bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình, sau là kiếm thêm thu nhập”.
Cứ thứ 7 hàng tuần, H.T lại mời tôi tham dự các buổi training về sản phẩm của công ty được tổ chức tại 73 Tràng Thi. Sau nhiều lần từ chối tham dự, cuối cùng T gửi cho tôi một số tài liệu và hướng dẫn, giảng giải cho tôi về cách để trở thành một nhà phân phối chính thức của Agel.
Trước tiên, khi muốn gia nhập hệ thống thì bạn phải mua một gói sản phẩm của Agel với giá từ 15 triệu đồng trở lên. Ngay sau đó, bạn sẽ được đưa ra các mức hoa hồng để “kích thích” sự tìm kiếm “chân rết”. Các mức hoa hồng theo cấp độ từ hoa hồng khởi động nhanh, hoa hồng doanh số nhóm yếu, hoa hồng tăng trưởng và hoa hồng cộng hưởng hệ thống. Nếu càng phát triển được nhiều “chân rết” thì thu nhập của bạn sẽ từ vài trăm USD đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn USD.
Nghe mô hình tính điểm và cách thức tiếp cận phát triển hệ thống bài bản, không ít người đã hào hứng, đầu tư tiền, thời gian với hy vọng, trong một thời gian ngắn, các “nhánh” của mình sẽ “phình to” và hàng tháng sẽ có hàng nghìn USD chảy vào tài khoản. 
Nhưng hiện nay, hàng nghìn nhà phân phối đã nộp tiền cho công ty mà chưa được lấy hàng đang “khóc dở mếu dở” vì không biết hỏi ai, bấu víu vào ai đành tự quay ra trách mình. Nói chuyện lại với H.T, cô cũng ngậm ngùi: “May mà hồi ấy chị không làm với em, chứ không thì giờ em không dám gặp chị”.
Theo phỏng đoán của cô, Agel Việt Nam đóng cửa vì hệ thống phát triển nhanh quá nên Tập đoàn Agel Mỹ muốn mua lại nhưng hai bên không thỏa thuận được điều khoản nên “bà Yến bực mình đóng cửa cho bọn Mỹ biết tay” (?). Hiện, H.T cũng đang vất vả để đi trấn an với các “nhánh” của mình và chờ đợi kết quả của cơ quan điều tra.
Trao đổi với VTC News, luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: "Với các tình tiết như: dừng hoạt động đột ngột không thông báo, không thanh toán hết tiền hoa hồng cho nhà phân phối, nợ hàng chưa trả lại cho nhà phân phối... và không xuất hiện để giải quyết hậu quả, đã đủ yếu tố để cấu thành tội danh lừa đảo đối với Giám đốc Agel Việt Nam". Khung hình phạt với tội danh này còn cần phải căn cứ vào tổng giá trị bị lừa đảo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và khắc phục sự cố.
Kinh doanh đa cấp tại Việt Nam đang phạm luật?
Tại điều 7, Nghị định số 110/2005/NĐ-CP (24/8/2005) về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, có quy định những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Trong đó cấm các hành vi như: “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;  Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. …; Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng...”.
Nguồn: vtc.vn

 

Các tin bài khác:
  • Bộ Giao thông vận tải bị kiện ra tòa
  • Doanh nghiệp khởi kiện Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An
  • Bắt tận tay nhân viên cửa hàng xăng dầu 136 Phạm Văn Đồng ăn bớt xăng
  • Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì – Hà Nội: Vi phạm nối tiếp “vẫn” được đảm nhiệm chức giám đốc trung tâm?
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Khi kẻ lũng đoạn nhà trường còn “yên vị”?
  • Chủ đầu tư dự án Đại lộ Đông- Tây bị kiện ra tòa quốc tế
  • Công nhân lầm than, Bộ GTVT "phải chịu trách nhiệm"
  • Không giao dịch với ngân hàng vẫn có sổ tiết kiệm tiền tỉ
  • Căn hộ cao cấp Ciputra trào bể phốt
  • Khởi tố 4 cán bộ Công ty PVC-ME