baophapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/co-duoc-thue-lao-dong-cao-tuoi-lam-viec-nang-nhoc-349562.html
- Luật sư Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy) trả lời: Tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 29 “Điều kiện sử dụng NLĐ cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” quy định: “1. Chỉ sử dụng NLĐ cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐ cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây: a) NLĐ cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi; b) NLĐ cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động; c) NLĐ cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm; d) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng NLĐ cao tuổi; đ) Phải bố trí ít nhất 01 NLĐ không phải là NLĐ cao tuổi cùng làm với NLĐ cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc; e) Có đơn của NLĐ cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động”.
Như vậy, việc công ty của bà đã sử dụng NLĐ cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại trên 5 năm là vi phạm các quy định pháp luật, kể cả trường hợp người đó tự nguyện làm việc. Do đó, công ty cần thiết phải sớm chấm dứt hợp đồng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ cao tuổi và tuân thủ quy định pháp luật.