phunuvietnam.vn/tu-van/bo-me-de-lai-di-san-nguoi-muon-chia-nguoi-khong-xu-ly-the-nao-post21646.html
Trả lời:
Theo quy định pháp luật khi bố mẹ bà chết để lại di chúc, nếu di chúc đó hợp pháp thì 4 người con của bố mẹ bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng di sản ngang nhau. Người em đang ở nước Đức chưa có ý kiến gì về vấn đề, vậy cần phải đặt ra 2 trường hợp cụ thể có thể xẩy ra như sau:
Trường hợp 1: Bà phải hỏi xem người em út có từ chối di sản thừa kế hay không. Nếu có thì phải lập thành văn bản thể hiện sự từ chối của người đó về việc không nhận di sản thừa kế của bố mẹ. Văn bản này phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại Đức gửi về Việt Nam cho 3 anh chị em bà để anh chị em bà có cơ sở khai nhận, họp mặt, phân chia di sản thừa kế theo quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự.
Trường hợp 2: Nếu người em út không từ chối di sản thừa kế nhưng chưa muốn chia thừa kế vào thời điểm này mà những người khác muốn chia thì những người đó phải làm Đơn khởi kiện ra toà án đề nghị toà chia thừa kế. Khi đó 3 anh chị em bà tham gia phiên toà với tư cách là nguyên đơn còn người em út là bị đơn. Lưu ý toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này là TAND tỉnh Quảng Ninh do đương sự (người em út) ở nước ngoài (Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự). Tuy nhiên, khởi kiện là phương án sau cùng, khi mà các biện pháp thương lượng, hoà giải giữa 4 anh chị em không thành. Chúng tôi cho rằng bà và các anh chị em nên trao đổi cặn kẽ với người em út để tự giải quyết tranh chấp trong nội bộ gia đình là tốt nhất.
Luật sư, Trọng tài viên Hà Huy Từ, Công ty Luật Hà Huy
Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật. Chuyên mục được thực hiện với sự cộng tác của Công ty Luật Hà Huy - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.