1. Ông Nguyễn Văn Long (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Tôi có kế hoạch đi du lịch tại
Công ty Luật Hà Huy trả lời:
Căn cứ quy định của Hiệp định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước giữa Việt Nam và Singapore, phía Singapore chỉ miễn thị thực nhập cảnh cho công dân Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông trong thời gian một tháng, với điều kiện người đó phải xuất trình vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đi Singapore và ngược lại. Ông có thể liên hệ Đại sứ quán
Ông sẽ không gặp khó khăn trở ngại gì khi nhập cảnh vào nước này nếu thực hiện đúng,đầy đủ các quy định nói trên. Chúc ông có một kỳ nghỉ như ý tại Đảo quốc Sư tử.
2. Ông Nguyễn Văn Du (Đống Đa – Hà Nội) hỏi: Tôi muốn biết thủ tục xin visa (thị thực) nhập cảnh vào Anh quốc để đi du lịch cụ thể như thế nào và những thủ tục liên quan đến vấn đề này tiến hành ở đâu?
Công ty Luật Hà Huy trả lời:
Để xin thị thực du lịch nước Anh, ông cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- 1 ảnh mới nhất của mình ( chụp không quá 6 tháng), kích thước 45mm x 35mm dán vào tờ khai xin thị thực, kèm thêm 02 ảnh.
- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn ít nhất một trang trắng (cả hai mặt) để dán thị thực và phải còn giá trị ít nhất 6 tháng tại thời điểm bạn muốn nhập cảnh vào Anh.
- Sổ tiết kiệm giá trị tối thiểu 5.000 USD.
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã có gia đình);
- Giấy quyết định của Công ty cho nghỉ phép đi du lịch nước ngoài và Giấy xác nhận thu nhập nếu là cán bộ nhân viên đang làm việc;
- Bản sao hộ khẩu (có chứng thực);
- Bản khai xin thị thực qua mạng in ra và đã ký;
- Lệ phí xin thị thực, đối với visa dưới 6 tháng là 76 bảng Anh;
- Trả lời phỏng vấn (nếu sứ quán Anh thấy cần thiết)
Hiện nay, sứ quán Anh thực hiện việc xin thị thực qua mạng internet. Do đó, ông cần tạo lập một địa chỉ email (thư điện tử) để xin thị thực qua mạng. Sau khi lưu và nhấn nút " nộp" hồ sơ qua mạng, ông sẽ nhận được một email xác nhận với mã số hồ sơ. Ông sẽ in toàn bộ các trang của bản khai xin thị thực và mang theo bản khai này khi tới nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của sứ quán hoặc Lãnh sự quán Anh.
Lưu ý: Ông phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại trung tâm tiếp nhận thị thực và phải nộp ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến đi.
3. Ông
Tôi là Phó phòng Kinh doanh của DNNN đã được chuyển đổi sang Công ty cổ phần.
- Đối với doanh nhân VN đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước gồm các chức danh: Chủ tịch HĐQT; Tổng giám đốc tổng công ty trực thuộc Chính phủ; Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất của VN; Giám đốc, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Giám đốc, phó giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Kế toán trưởng hoặc trưởng, phó phòng các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở lên.
- Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã (HTX) và Luật đầu tư gồm các chức danh: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; kế toán trưởng hoặc người có chức danh trưởng phòng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT công ty cổ phần; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch, phó chủ tịch công ty TNHH; chủ tịch ban quản trị HTX, chủ nhiệm HTX.
- Một số trường hợp khác được xét cấp thẻ ABTC gồm: lãnh đạo các ngành kinh tế, thủ trưởng cấp bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư trực tiếp quản lý chuyên ngành về các hoạt động của các doanh nhân có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC; công chức, viên chức nhà nước có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, ông chưa đủ điều kiện để được cấp thẻ ABTC.
4. Anh Nguyễn Văn Khoa (Đông Hưng, Thái Bình) hỏi: Con Tôi năm nay 12 tuổi. Nếu đi nước ngoài, cháu có phải làm hộ chiếu không?
Công ty Luật Hà Huy trả lời:
Theo quy định tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và mục I Thông tư 27/2007/TT-BCA (A 11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an Hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định: Độ tuổi được cấp hộ chiếu là từ đủ 14 tuổi trở lên.
Trong trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi thì cần có các hồ sơ sau:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.
- Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm.
- Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm.
- Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.
5. Chị Mỹ Linh (TP. Huế) hỏi: Chú ruột tôi là người tàn tật đi xe lăn nhưng có nhu cầu đi du lịch thăm thân tại Cộng hoà Liên bang Đức, tuy nhiên, khi lên, xuống máy bay rất khó khăn. Vậy cơ quan hàng không có biện pháp gì giúp đỡ người tàn tật như chú tôi không?
Công ty Luật Hà Huy trả lời:
Theo quy định tại điều 145 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, đơn vị vận chuyển “phải quan tâm, chăm sóc hành khách, đặc biệt đối với hành khách là người tàn tật”. Vì thế, người tàn tật sẽ được trợ giúp khi lên xuống máy bay.
Tuy nhiên để cơ quan vận chuyển được chủ động trong việc trợ giúp khách hàng, khi mua vé máy bay, chú bạn nên thông báo cho nhân viên đại lý vé máy bay về tình trạng của mình và yêu cầu được sử dụng dịch vụ gửi xe lăn lên cabin, được hỗ trợ khi lên xuống máy bay. Do đó, chị nên trao đổi với chú mình để chuyến đi du lịch thăm thân nhiều niềm vui và ý nghĩa.
6. Anh Trần Đình Hà (TP. Cần Thơ) hỏi: Trong trường hợp mất hộ chiếu ở nước ngoài thì xử lý như thế nào để có thể nhập cảnh về nước?
Công ty Luật Hà Huy trả lời:
Thông tư 27/2007/TT-BCA (A 11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an “Hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam” quy định: Nếu hộ chiếu bị mất ở nước ngoài thì phải có đơn trình báo ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
Nội dung đơn trình báo cần ghi rõ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp, thời gian, địa điểm xảy ra và lý do mất hộ chiếu.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh khi nhận được thông tin về hộ chiếu bị mất ở nước ngoài sẽ thực hiện ngay việc hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đó và thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để cơ quan này có cơ sở xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh cho công dân về nước theo quy định.
7. Anh Trần Đức Lâm (Quy Nhơn, Bình Định) hỏi: Doanh nghiệp của Tôi đã hoạt động trong lĩnh vực du lịch nội địa gần 10 năm, nay muốn mở rộng sang hoạt động lữ hành quốc tế. Vậy Tôi cần phải chuẩn bị hồ sơ và thủ tục gì để được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế?
Công ty Luật Hà Huy trả lời:
Theo quy định của Luật Du lịch năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thì Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có các điều kiện sau:
1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh.
3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
5. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
Để được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
2. Bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ.
Về trình tự, thủ tục được quy định như sau:
1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
3.Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp biết.
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt
8. Bà Trần Thủy Liên (Bảo Lộc, Lâm Đồng) hỏi: Đề nghị CNPL cho tôi biết các quy định về tiêu chuẩn xếp sao, hạng cho khách sạn.
Công ty Luật Hà Huy trả lời:
- Theo Quy định về tiêu chuẩn khách sạn ban hành kèm theo Quyết định số 02/2001/QĐ- TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch thì: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Vị trí, kiến trúc; Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; dịch vụ và mức độ phục vụ; nhân viên phục vụ; Vệ sinh.
Như vậy, khách sạn hạng càng cao, yêu cầu chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách. Ngoài việc đáp ứng đủ các yêu cầu chung về tiêu chuẩn khách sạn theo quy định, đối với từng hạng "sao" của khách sạn thì cần đáp ứng thêm các điều kiện tiêu chuẩn của từng hạng theo quy định riêng. Bạn nên nghiên cứu thêm các quy định về hồ sơ đăng ký hạng, thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch tại Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trước khi có ý định đầu tư xây dựng khách sạn.Bạn cũng nên lưu ý quy định của pháp luật đối với hành vi "mạo nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch" thì có thể bị "phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng" (Nghị định số 149/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch).
Quý vị có thể nghiên cứu các tình huống này trên “Cẩm nang Pháp luật” Phụ trương của báo Pháp luật Việt Nam -cơ quan của Bộ Tư pháp - số 5, tháng 5-2011)