I. Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải
1. EXW – Ex Works – Giao tại xưởng
2. FCA – Free Carrier – Giao cho người chuyên chở
3. CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới
4. CIP – Carriage and Insurance Paid To – Cước phí và bảo hiểm trả tới
5. DAT – Delivered At Terminal – Giao tại bến
6. DAP – Delivered At Place – Giao tại nơi đến
7. DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã nộp thuế
ĐIỀU KIỆN EXW
Người mua hàng ở điều kiện này sẽ phải đảm nhiệm tất cả từ việc sắp xếp xe tải hoặc container đến nhà máy của người bán để nhận hàng sau đó làm thủ tục xuất khẩu, và đặt chỗ lên tàu, máy bay hoặc các phương tiện vận tải khác cho đến khi đưa hàng về đến nhà máy của mình. Khi mua hàng ở điều kiện này chúng ta phải làm việc với Forwarder của chúng ta ở đầu nước ngoài để thay mặt chúng ta làm các công việc cần thiết để nhận hàng và đưa hàng lên tàu theo đúng lịch trình. Người bán trong trường hợp này chỉ hỗ trợ việc đóng gói hàng hóa đủ điều kiện để vận chuyển hoặc theo tiêu chuẩn đóng gói đã thỏa thuận trước. Ngoài ra người xuất khẩu, Seller phải đưa hàng hóa lên phương tiện vận tải ngay tại nhà máy của mình.
Khi mua hàng ở điều kiện FCA, nếu bên bán (Seller) giao hàng tại nhà xưởng của mình thì họ phải có trách nhiệm xếp hàng lên phương tiện vận tải của người mua đã chờ sẵn, trong trường hợp này thì rất giống với điều kiện mua hàng là EXW. Tuy nhiên nếu có thỏa thuận giao hàng đến một địa điểm trung gian nào đó thì bên bán phải chịu mọi chi phí, và rũi ro hỏng hóc, mất hàng cho đến khi giao hàng cho đơn vị vận chuyển thứ 2 được chỉ định bởi người mua. Bên bán không có trách nhiệm dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải của mình. Với điều kiện này người mua hàng phải mua bảo hiểm tại nơi nhận hàng đầu tiên cho đến khi hàng về đến nhà kho của mình.
Điều kiện CPT thường dùng cho hình thức vận chuyển đa phương thức tuy nhiên chúng ta thường áp dụng cho các lo hàng Air. Theo sơ đồ trên thì người bán sẽ phải đặt chỗ trên máy bay, đưa hàng đến sân bay, và làm thủ tục lên máy bay. Mọi cước phí phát sinh đều do người bán chi trả cho đến khi hàng đến cảng đích của người mua. Người mua sẽ làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển hàng từ cảng đích đến nhà máy của mình. Chi phí làm hàng ở cảng đích thuộc về người mua. Về rủi ro trong điều kiện này thì kể từ khi hàng lên tàu thì mọi rủi ro sẽ chuyển sang cho người mua (Buyer). Do đó người mua phải mua bảo hiểm để giảm thiệt hại nếu có tai nạn xảy ra.
Điều kiện CIP bổ sung thêm trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa cho người bán. Tuy nhiên rủi ro tổn thất đều thuộc cho người mua kể từ hàng lên máy bay (chưa bay). Do đó, người mua phải cân nhắc kỹ điều kiện mua bảo hiểm của người bán. Các công việc khác như book tàu, chuyển hàng lên tàu và chi trả cước vận chuyển hàng đến cảng đích đều thuộc về người mua rất giống với điều kiện CPT.
Điều kiện DAT có phân định rạch ròi chi phí và rủi ro giữa người bán và người mua. Người bán chịu mọi chi phí vận chuyển đến cảng đích và mua bảo hiểm cho hàng hóa và chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đến cản đích. Người bán chịu mọi rủi ro, và chi phí cho việc dỡ hàng từ tàu xuống cảng và vận chuyển đến nhà máy của mình.
Điều kiện DAP này rất giống với DDU ở Incoterms 2000, Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi hàng đến nơi quy định ví dụ như cửa nhà kho. Tuy nhiên người bán không có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và dỡ hàng từ xe tải, xe container xuống kho hàng của người mua. Công việc và rủi ro đó do người mua đảm trách.
Nếu như điều kiện EXW là mọi chi phí và rủi ro giao cả cho người mua thì điều kiện DDP lại làm điều ngược lại. Người bán sẽ phải sắp xếp hàng hóa vận chuyển đến tận nơi chỉ định của người mua. Làm thủ tục thông quan, mua bảo hiểm và chịu rủi ro, thậm chí là nộp thuế nhập khẩu nếu có.
FAS là điều kiện giao hàng tại lan can tàu. Đối nghịch với điều kiện DAT. Khi hàng bắt đầu qua chuyển qua lan can tàu là trách nhiệm của người bán cũng hết. Người mua phải trả chi phí THC và rũi ro khi xếp hàng lên tàu. Người mua phải trả cước vận chuyển đường biển hoặc đường sông, mua bảo hiểm, và chi trả các phí ở cảng đích và đưa hàng về đến kho của mình, kể cả nộp thuế và thủ tục hải quan.
Với điều kiện FOB,
Hàng lên tàu sẽ chuyển giao rũi ro cho người mua. Nếu trong quá trình chuyển hàng qua lan can tàu mà bị rơi,vỡ thì người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người mua chịu rủi ro (Mua bảo hiểm) và trả cước phí vận chuyển và các nghiệp vụ khác cho đến khi đưa hàng về đến nhà kho của mình.
Điều kiện này người mua có quyền chọn Nhà vận chuyển, Hãng tàu. Tuy nhiên phải phối hợp với nhà vận chuyển của người bán để đưa hàng đến cảng đúng thời gian quy định
Điều kiện này rất giống với điều kiện CPT rằng người bán sẽ phải chịu mọi phí tổn cho đến khi hàng đển cảng đích. Người mua sẽ trả chi phí làm hàng từ tàu xuống cảng và đưa hàng về nhà kho.
Rủi ro sẽ được chuyển giao cho người mua kể từ khi hàng rời bến. Do đó người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình.
Điều kiện CIF tương đồng với điều kiện CIP, tuy nhiên rủi ro chỉ chuyển giao cho người mua kể từ khi tàu rời bến. Tuy là người bán sẽ phải mua bảo hiểm nhưng rủi ro lại thuộc về người mua. Nếu là người mua hàng thì bạn phải chú ý điều này để ràng buộc người bán mua bảo hiểm ở mức cao hơn.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp nên tham khảo ý kiến của Luật sư hoặc các chuyên gia pháp lý có nhiều kinh nghiệm trong quá trình soạn thảo và thưc hiện Hợp đồng thương mại quốc tế.
Tổng hợp: Hội đồng cố vấn Công ty Luật Hà Huy