www.customs.gov.vn/Lists/VanBanPhapLuat/ViewDetails.aspx
Điều 7 Hiệu lực pháp lý của Đăng ký
Điều 8 Từ chối bảo hộ bởi Cơ quan quốc gia; Các biện pháp phản đối từ chối; Các yêu cầu bổ sung mà Cơ quan quốc gia được phép yêu cầu
Điều 9 Quyền ưu tiên
Điều 10 Gia hạn Đăng ký
Điều 11 Thời hạn bảo hộ
Điều 12 Thay đổi quyền sở hữu
Điều 13 Từ bỏ Đăng ký
Điều 14 Dấu hiệu; Thông báo kiểu dáng quốc tế
Điều 15 Phí
Điều 16 Phí dành cho các nước Thành viên
Điều 17 Quy chế
Điều 18 Khả năng đạt được sự bảo hộ theo luật quốc gia và Theo
các Điều ước về Bản quyền
Điều 19: [bãi bỏ]
Điều 20: [bãi bỏ]
Điều 21: [bãi bỏ]
Điều 22: [bãi bỏ]
Điều 23: Ký kết; Phê chuẩn
Điều 24: Tham gia
Điều 25: Thi hành Thoả ước trong luật quốc gia
Điều 26: Bắt đầu hiệu lực
Điều 27: Vùng lãnh thổ
Điều 28: Bãi ước
Điều 29: Sửa đổi
Điều 30: Nhóm nước
Điều 31: áp dụng Văn kiện 1925 hoặc Văn kiện 1934
Điều 32: Nghị định thư kèm theo
Điều 33: Ký kết; Các bản sao có xác nhận
Điều 1
Thành lập Liên minh
Các Nước Thành viên hợp thành Liên minh đặc biệt về đăng ký quốc tế
kiểu dáng công nghiệp.
(2) Chỉ những Nước Thành viên của Liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp mới có thể trở thành nước tham gia Thoả ước này.
Điều 2
Định nghĩa
Nhằm các mục đích của Thoả ước này:
“Thoả ước 1925” là Thoả ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp ngày 06.11.1925;
“Thoả ước 1934” là Thoả ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp ngày 06.11.1925, được sửa đổi tại Luân Đôn ngày 02.6.1934;
“Thoả ước này” hoặc “Thoả ước hiện hành” là Thoả ước La Hay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp được xây dựng trên cơ sở Văn kiện này;
“Quy chế” là Quy chế về việc thi hành Thoả ước này;
“Văn phòng quốc tế” là Văn phòng của Liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp;
“Đăng ký quốc tế” là đăng ký được thực hiện tại Văn phòng quốc tế;
“Đăng ký quốc gia” là đăng ký được thực hiện tại Cơ quan quốc gia của nước thành viên;
“Đăng ký nhiều đối tượng” là đăng lý gồm nhiều kiểu dáng;
“Nước xuất xứ của đơn đăng ký quốc tế” là Nước Thành viên nơi người nộp đơn có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại có hoạt động thực thụ hoặc, nếu người nộp đơn có những cơ sở như vậy tại nhiều nước Thành viên, thì nước xuất xứ là Nước Thành viên mà người đó nêu trong đơn; nếu người nộp đơn không có cơ sở như vậy ở bất kỳ Nước Thành viên nào, thì nước xuất xứ là Nước Thành viên nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú tại nước Thành viên, thì nước xuất xứ là Nước Thành viên mà người đó là công dân;
“Nước có thủ tục xét nghiệm tính mới” là Nước Thành viên có luật quốc gia quy định về hệ thống liên quan đến việc Cơ quan quốc gia chủ động tra cứu và xét nghiệm sơ bộ về tính mới của từng kiểu dáng được nêu trong đơn.
Điều 3
Quyền đăng ký quốc tế
Công dân của các Nước Thành viên và những người không phải là công dân của bất kỳ Nước Thành viên nào, cư trú hoặc có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của Nước Thành viên đều có thể đăng ký các kiểu dáng tại Văn phòng quốc tế...
Nguồn: Tổng cục Hải quan
www.customs.gov.vn