Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà
GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Luật Hà Huy, điện thoại 0913.577.696 (Việt Nam), (0049)017.657.759.572 (Châu Âu) tên giao dịch quốc tế "HAHUY LAW FIRM" được Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 03/11/2009. Nhãn hiệu Công ty được bảo hộ tại Việt Nam, Ba Lan, Séc và Cộng hòa liên bang Đức. Luật sư Công ty là những chuyên gia pháp...
Hỗ trợ trực tuyến
My status
        Tin tức - Bài báo, tư vấn của Luật sư
Vụ hơn 14.000 điện thoại bị cài phần mềm nghe lén Cty Việt Hồng phải chịu những “án” phạt nào?
(2014-06-26 08:13:00)

(PL&XH) - Hành vi làm mất an toàn, bí mật thông tin của người sử dụng điện thoại vi phạm điểm đ, khoản 2 Điều 72 Luật Công nghệ thông tin.

phapluatxahoi.vn/phap-luat/cty-viet-hong-phai-chiu-nhung-an-phat-nao-58

Nhìn nhận về vụ việc hơn 14.000 ĐTDĐ bị cài thiết bị nghe lén, luật sư Hà Huy Từ (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Tính chất, mức độ vi phạm, những cá nhân làm việc tại Cty Việt Hồng còn chờ kết luận của cơ quan chức năng có thể xử lý về mặt hành chính hoặc hình sự”.

Theo kết luận của Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, việc Cty Việt Hồng lập trình, cài đặt và phát tán phần mềm Ptracker để thực hiện thu thập thông tin riêng của người sử dụng điện thoại và lưu giữ tại máy chủ đã vi phạm khoản 2 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, việc ngăn chặn khả năng của người dùng điện thoại xóa bỏ hoặc hạn chế sử dụng Ptracker của Cty Việt Hồng được cho là vi phạm khoản 4; khoản 5 Điều 71 Luật Công nghệ thông tin. Còn hành vi làm mất an toàn, bí mật thông tin của người sử dụng điện thoại vi phạm điểm đ, khoản 2 Điều 72 Luật Công nghệ thông tin.

Việc Cty Việt Hồng quảng cáo trên trang web dịch vụ “theo dõi đối tượng” là dịch vụ cấm kinh doanh (sử dụng bất hợp pháp thông tin riêng, quy định cấm tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet trên mạng), vi phạm khoản 1, Điều 8 Luật Quảng cáo.

Luật sư Hà Huy Từ cho biết thêm: Điều 21 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

Vụ việc xảy ra tại pháp nhân (Cty) thì những người nào tham gia thực hiện, quản lý điều hành hoạt động truy cập bất hợp pháp vào điện thoại của người khác đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả các thành viên thuộc ban lãnh đạo Cty nếu đồng tình việc làm của Cty thì cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.

Vụ việc trên có thể được xử lý về mặt hình sự, tại các Điều 80, 125, 226b Bộ luật Hình sự và Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung khi có căn cứ và các dấu hiệu như sau:

Nếu người nào dùng phần mềm truy cập bất hợp pháp vào điện thoại người khác để theo dõi, nghe trộm điện thoại, tin nhắn, lấy cắp dữ liệu cá nhân,... nhằm mục đích gián điệp thì sẽ bị xử lý tương ứng với khách thể xâm hại là Điều 80 “Tội gián điệp”.

Đỗ An
phapluatxahoi.vn

Các tin bài khác:
  • Cẩm nang quan trọng cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa bản thân
  • Vụ hành hung nữ caddie: Xử lý nghiêm hành vi vi phạm quyền phụ nữ
  • Luật sư nói gì về tình trạng người dân đua nhau làm nhà chờ đền bù
  • Tạo niềm tin để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp
  • Lấy lại niềm tin cho hoạt động từ thiện bằng sự minh bạch
  • Từ vụ một nạn nhân thoát chết nhờ sự dũng cảm của Thư ký, Thẩm phán TAND: Cảnh báo công tác an ninh "lỏng lẻo" tại các phiên hòa giải
  • Văn phòng Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Bình Định giải quyết đơn xin lại nhà của cụ bà 94 tuổi
  • Mở rộng phạm vi hoạt động của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
  • Để xảy ra lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?
  • Xử lý nghiêm các vi phạm sau cách ly tập trung