Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà
GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Luật Hà Huy, điện thoại 0913.577.696 (Việt Nam), (0049)017.657.759.572 (Châu Âu) tên giao dịch quốc tế "HAHUY LAW FIRM" được Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 03/11/2009. Nhãn hiệu Công ty được bảo hộ tại Việt Nam, Ba Lan, Séc và Cộng hòa liên bang Đức. Luật sư Công ty là những chuyên gia pháp...
Hỗ trợ trực tuyến
My status
        Tin tức - Tin nội bộ, Video phỏng vấn
Bài viết "Đội mũ bảo hiểm - tại sao không?" của Luật sư Hà Huy Từ
(2010-05-08 11:22:00)

Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn.

 

Đội mũ bảo hiểm - tại sao không?
Tác giả: Luật sư Hà Huy Từ
 
Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn.

Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…

Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.
Nói xa hơn một chút. Khi chúng ta gia nhập vào đại gia đình Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì chúng ta cũng phải biết nâng mình lên trong suy nghĩ, tư duy, cách làm, cách ứng xử mà giữ gìn an toàn giao thông cũng là một nội dung quan trọng. Tại các nước có nền công nghiệp phát triển như: nước Anh, Pháp, Đức…hầu hết mọi người dân đều có ý thức tốt chấp hành luật lệ giao thông, đặc biệt là khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy (kể cả xe đạp) luôn đội mũ bảo hiểm, còn khi lái ô tô đều thắt dây an toàn.

Nếu hôm nay chúng ta đang đi một chiếc xe máy, ngay mai đủ tiền mua ô tô-mua ngay - cũng đừng nên vội mừng!. Nếu không biết thay đổi cách nghĩ, nâng cao kiến thức về an toàn giao thông thì việc điều khiển một chiếc ô tô cũng như điều khiển một chiếc xe máy, nếu không hiểu biết về an toàn giao thông thì cũng đều rất nguy hiểm.

Do đó, điều quan trọng nhất đối với mọi người là: nâng cao ý thức bản thân bằng việc tự mình học luật lệ giao thông và được sự hỗ trợ từ bên ngoài (sự tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông của Nhà nước, của các cấp, các ngành).

Tại khoản 1, điểm a Nghị quyết 32/2007 ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đã quy định:
“1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông.
a) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu.”
Trong số các nội dung mà người dân cần nghiêm túc chấp hành Nghị quyết 32/2007 của Chính phủ nói trên, có quy định tại điểm a và b khoản 6 “Giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông” như sau:
“a) Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
b) Từ ngày 15 tháng 12 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.”
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, đặc biệt là những ý kiến chưa hoàn toàn nhất trí với quy định tại điểm b nói trên và cho rằng đội mũ bảo hiểm có những mặt bất tiện.
Tôi xin thống kê một số ý kiến cho rằng mặt bất tiện của việc đội mũ bảo hiểm và Tôi phân mặt tích cực và khắc phục mặt bất tiện như sau:
Mặt tích cực
Mặt bất tiện
Khắc phục mặt bất tiện
Hạn chế chấn thương sọ não (xin nhắc lại: chấn thương sọ não chiếm 46,67% các vụ tai nạn GT)
Bất tiện: như chỗ gửi hoặc không tiện như đi ăn cưới, xem kịch…
Luôn để mũ trên xe, tránh việc quên không mang. Khi đã quen dùng thì sẽ trở thành thói quen tốt.
Góp phần hạn chế những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước và người dân.
Cản trở tầm nhìn
Chọn mũ có kính chắn gió tốt. Vấn đề của Nhà sản xuất
Thể hiện thái độ chấp hành pháp luật và quy định Nhà nước của người dân.
Đội mũ không nghe được tiếng còi
Chọn mũ che nửa đầu. Vấn đề của Nhà sản xuất
Tạo một hình ảnh đẹp, an toàn trong mắt bạn bè quốc tế
Trông không đẹp
Vấn đề của Nhà sản xuất
Kích thích nhà sản xuất mũ bảo hiểm có những đầu tư, cải tiến mới, “có cầu ắt có cung”
Chất lượng mũ không tốt
Vấn đề của Nhà sản xuất
 
Như vậy, để mũ bảo hiểm không trở thành điều bất tiện cho người sử dụng thì vai trò của nhà sản xuất mũ bảo hiểm có vị trí quan trọng. Ngoài ra, cần sự tham gia, hỗ trợ tạo cơ chế của Nhà nước, nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà kinh doanh. Tôi xin nói tóm lược là của “4 nhà” và xin phân tích như sau:
1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy định pháp luật
1.1. Nhà nước nên xem xét, khuyến khích các cơ sở kinh doanh mô tô, xe máy đảm nhận cả việc kinh doanh mũ bảo hiểm. Có thể xem xét ra quy định khi người dân đi mua xe máy, yêu cầu phải mua luôn cả mũ bảo hiểm.
Nhà nước cũng nên xem xét ra quy định: Khi người dân có nhu cầu mua xe gắn máy thì phải có bằng lái xe và cho phép các cửa hàng kinh doanh xe máy yêu cầu người mua xe phải xuất trình giấy phép lái xe (bản chính) và giữ bản phô tô, nếu người mua chưa có giấy phép lái xe thì người bán nhất quyết chưa bán xe. Cơ quan cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra đột xuất các cửa hàng bán xe để kiểm tra việc thực hiện chủ trương này. (ý này Tôi đã nói trong bài “Một số vận dụng binh pháp Tôn Tử trong công tác an toàn giao thông” đã đăng trên Diễn đàn hiến kế giảm thiểu tai nạn GT của Bộ GTVT ngày 17/01/2007)
1.2. Nhà nước có thể xem xét, ra quy định cho phép quảng cáo trên mũ bảo hiểm. Vì nếu như vậy thì một số đơn vị có nhu cầu quảng cáo sẽ đầu tư chi phí cho nhà sản xuất làm giảm giá thành chiếc mũ, làm lợi cho người sử dụng.
1.3. Nhà nước xem xét ra văn bản pháp luật yêu cầu các cơ sở sản xuất-kinh doanh khi tuyển chọn, ký hợp đồng lao động đối với lực lượng lao động trực tiếp, bên cạnh việc kiểm tra, sát hạch và đào tạo về an toàn lao động - vệ sinh lao động, cần kết hợp giảng dạy về những quy định pháp luật về an toàn giao thông. Cần coi đây là yêu cầu bắt buộc, khi kiểm tra các nội dung này, nếu người lao động đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động mới bố trí, sắp xếp công việc. Nếu chưa đạt yêu cầu thì người lao động phải học lại đến khi nào được thì thôi.
2. Đối với nhà đầu tư
2.1. Phải xem việc đầu tư cho sản xuất chiếc mũ bảo hiểm là mảnh đất “màu mỡ”, tiềm năng (ví dụ như loại mũ dành cho trẻ em, hiện nay trên thị trường chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại). Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không vì lợi nhuận mà nên xem đây là hoạt động vì cộng đồng, vì người dân, nên có thể đầu tư nhưng phần lợi nhuận không đạt cao và không xem đó là yếu tố hàng đầu.
3. Đối với nhà sản xuất
3.1. Các thành phần cấu thành cái mũ bảo hiểm cần đảm bảo:
- Đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật: phải chiếm đến 80%.
- Về hình thức, mẫu mã: 10%
- Sự phù hợp về giá cả: 10%.
Trên hết mọi thứ đó là phải đúng tiêu chuẩn Việt nam: 5756:2001, đối với mũ bảo hiểm cho trẻ em là: 6979:2001. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý kiểm tra, theo dõi các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ có đúng quy định Nhà nước hay không.
Lấy ví dụ: Theo TCVN 5756: 2001 và TCVN 6979: 2001 thì:
+ Khối lượng của mũ:
Không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu. Mũ cho trẻ em: không quá 1,2 kg đối với mũ che cả hàm và không quá 0,8 kg đối với mũ che nửa đầu.
+ Kính chắn gió:
Không làm sai lệch hình ảnh, đảm bảo độ truyền sáng; khi vỡ không tạo thành các mảnh có góc quá nhọn dễ gây thương tích cho người đội.
3.2. Nhà sản xuất cần có những cải tiến về bề ngoài của chiếc mũ bảo hiểm cho thêm phần sặc sỡ, nhiều màu sắc.
Tương tự như vậy, nhà sản xuất cũng nên cho xuất xưởng những chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn, có thêm chức năng phụ khác như chức năng nghe nhạc để dành cho giới nghệ sĩ hoặc một số khách hàng khác có nhu cầu.
Tôi được biết cô đào điện ảnh người Mỹ nổi tiếng Gwyneth Palltrow có chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn có gắn cả walkman nhỏ xíu bên trong để nghe nhạc. Như vậy quả là thú vị “nhất cử lưỡng tiện”.
4. Đối với nhà kinh doanh
4.1. Chỉ kinh doanh những chiếc mũ bảo hiểm đúng quy định, đúng tiêu chuẩn Việt Nam, phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu.
4.2. Tư vấn, giúp đỡ khách hàng khi chọn mua mũ như chọn size mũ phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu của người mua.
4.3. Không chấp nhận hình thức khách hàng thuê mũ vì việc thuê mũ thể hiện thái độ chống đối, chống chế với các chiến sỹ cảnh sát giao thông.
Đã có ý kiến cho rằng tại các tuyến đường nội thành thì không nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm do tốc độ xe máy, mô tô không cao. Điều này là không đúng. Vì trong những lúc trời mưa, hoặc đường bụi bẩn, cát, gió…thì việc đội chiếc mũ bảo hiểm sẽ rất tốt cho người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là tốt cho mắt.
Có người nước ngoài đã nói một câu rất hay đại ý rằng: Khi đi đường, cái đầu không được đội mũ bảo hiểm chả khác gì mang một quả trứng trên đầu, có thể vỡ lúc nào không hay.
Chúng ta có biết sợ không?
-------------------------------------
* Quý vị bạn đọc có thể đọc trực tiếp bài viết “Đội mũ bảo hiểm - tại sao không?” tại đường link sau:

http://www1.mt.gov.vn/ykienatgt/default.asp?param=category&catid=19&subcatid=14&ArticleID=2129

 

Các tin bài khác:
  • Luật sư Hà Huy Từ là khách mời của Truyền hình Thông tấn
  • Luật sư Hà Huy Từ trả lời phỏng vấn kênh Truyền hình Thông tấn (VNews) ngày 15/12/2023
  • Luật sư Hà Huy Từ trả lời phỏng vấn kênh Truyền hình Thông tấn (VNews) ngày 17/12/2023
  • Luật sư Hà Huy Từ trả lời phỏng vấn kênh VTVCab 7
  • Luật sư Hà Huy Từ là khách mời của chương trình “Các vấn đề y tế”, kênh VTVCab 7
  • Luật sư Hà Huy Từ trả lời phỏng vấn truyền hình VTC ngày 08/10/2021
  • Luật sư Hà Huy Từ trả lời phỏng vấn kênh VTC
  • Luật sư Hà Huy Từ trả lời phỏng vấn kênh VTC về việc không nên yêu cầu nhiều loại giấy đi đường
  • Luật sư Hà Huy Từ trả lời phỏng vấn VTV 2 ngày 15/5/2017
  • Đường link Luật sư Hà Huy Từ tư vấn pháp luật trên Bản tin Địa ốc 24 h VTC 1