Tranh tụng tại Toà án trong các vụ án Dân sự, Kinh doanh thương mại...(2011-07-08 09:06:00)
Với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có đạo đức nghề nghiệp, trong thời gian qua Công ty Luật Hà Huy đã thực hiện thành công nhiều vụ tranh tụng trong các lĩnh vực: Dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động, hành chính, hình sự.
Vụ kiện dân sự thực tế:
Trong thời gian qua, Công ty Luật Hà Huy đã tham gia tranh tụng vụ án dân sự về thừa kế như sau:
Ông bà nội anh N.V.Q có bốn người con. Năm 1989, ông nội anh tổ chức cuộc họp gia tộc cùng bà nội, các anh chị em của ông nội và các cô chú bác của anh, có lập biên bản giao quyền thừa kế căn nhà từ đường của ông bà nội cho cha anh, với chữ ký của mọi người và dấu vân tay của bà nội vì bà nội không biết chữ. Năm 2003 với tờ di chúc này cha anh đã được cấp giấy tờ chủ quyền nhà đất. Nay bác trai anh đòi chia nhà đất và tuyên bố: ra tòa, bà nội anh sẽ khai là bị ép lăn tay (sự thật bà nội anh tự nguyện).
Tiếp xúc với Luật sư của Công ty Luật Hà Huy, bác anh Q (bác N.V.T) đề nghị và băn khoăn hỏi: Theo pháp luật sẽ phải giải quyết như thế nào? Cha anh Q. có đủ chủ quyền đối với toàn bộ nhà đất đã có giấy chủ quyền này không?
Tiếp nhận yêu cầu của bác T., Công ty Luật Hà Huy đã cử Luật sư tham gia tranh tụng và bảo vệ bác T. trước Toà với luận điểm như sau:
Theo luật định, vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Di chúc có hiệu lực nếu hội đủ các điều kiện sau: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định pháp luật…
Ngoài ra di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản chết.
Như vậy khi ông nội anh Q. chết, phần di chúc của ông trong di chúc chung phát sinh hiệu lực: một nửa nhà đất trở thành di sản thừa kế thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cha anh Q. Nhưng còn phần di chúc của bà nội anh Q. trong di chúc chung thì chưa phát sinh hiệu lực nên bà có thể thay đổi nội dung di chúc!
Mặt khác phần di chúc này cũng chưa hợp pháp vì bà nội anh Q. không biết chữ mà không có người làm chứng ghi lại thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Do đó một nửa căn nhà còn lại vẫn thuộc quyền sở hữu, định đoạt của bà nội anh Q. Vì vậy nếu phần nhà này đã lập thành sở hữu của cha anh Q. là chưa hợp pháp, vẫn có thể bị bà nội hoặc cô chú bác của anh Q. tranh chấp!