Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà
GIỚI THIỆU CÔNG TY

Công ty Luật Hà Huy, điện thoại 0913.577.696 (Việt Nam), (0049)017.657.759.572 (Châu Âu) tên giao dịch quốc tế "HAHUY LAW FIRM" được Sở Tư pháp TP Hà Nội cấp giấy phép hoạt động ngày 03/11/2009. Nhãn hiệu Công ty được bảo hộ tại Việt Nam, Ba Lan, Séc và Cộng hòa liên bang Đức.Link tra cứu tại Tổ chức Sở hữu Trí...
Hỗ trợ trực tuyến
My status
        Sự kiện sắp diễn ra
Cổ đông Lilama Hà Nội kêu cứu
(2011-12-30 11:13:00)

CTCP Lilama Hà Nội cần tổ chức ĐHCĐ bất thường ngay lập tức và tất cả mọi cổ đông dù lớn, nhỏ đều phải được tham gia.

Chúng tôi là một nhóm cổ đông sở hữu một số cổ phần của CTCP Lilama Hà Nội, đang rất bức xúc và lo ngại trước những việc làm sai phạm, có tính khuất tất của Ban lãnh đạo Lilama Hà Nội.

Qua quý Báo, chúng tôi mong được các cơ quan liên quan quan tâm, giúp đỡ để những cổ đông nhỏ lẻ chúng tôi được cứu giúp và tài sản của Nhà nước không bị thất thoát.

Lilama Hà Nội được cổ phần hóa năm 2004, với số vốn điều lệ ban đầu là 13,5 tỷ đồng. Trong đó, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) chiếm 51% vốn.

Đến năm 2007, Công ty tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng. Đã có hàng trăm cổ đông tham gia mua lượng cổ phiếu phát hành thêm này nên Lilama Hà Nội đương nhiên là một công ty đại chúng. Tuy nhiên, chưa bao giờ những người là cổ đông chúng tôi được tham dự ĐHCĐ.

 Không những vậy, Ban điều hành CTCP Lilama Hà Nội còn luôn tỏ thái độ phớt lờ, bỏ mặc những người là cổ đông của mình- những người đã và đang bỏ ra những đồng tiền mồ hôi và nước mắt mua cổ phiếu.

Thực tế, những cổ đông chúng tôi chưa bao giờ nhận được bất cứ thông tin nào về kết quả hoạt động và tình hình kinh doanh của Công ty. Qua tìm hiểu, chúng tôi càng bức xúc hơn khi được biết suốt từ năm 2005 đến nay, CTCP Lilama Hà Nội làm ăn ngày càng thua lỗ kéo dài.

Chúng tôi không hiểu và cũng không biết số tiền mà các cổ đông chúng tôi đã đóng góp mua cổ phần đã được sử dụng ra sao? Ai là người đại diện quản lý và chịu trách nhiệm?

Chúng tôi là những người công nhân cả đời vất vả, nay đã nghỉ hưu và đã chắt chiu dành dụm những đồng tiền cuối cùng của cả đời người để góp vốn vào Lilama Hà Nội, nhưng không bao giờ chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ và chất vấn Ban điều hành và HĐQT của Công ty về những thua lỗ và nghi ngờ sai phạm trong điều hành.

Ngay cả việc gần đây nhất, là việc ông Ngô Công Cường- nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lilama Hà Nội bị cách chức Tổng giám đốc và buộc phải chịu trách nhiệm về con số thua lỗ hàng trăm tỷ đồng, chúng tôi cũng không hề nhận được thông báo nào về việc thay đổi nhân sự cao cấp của Lilama Hà Nội.

Chúng tôi lại càng hoang mang hơn khi có những thông tin về việc làm khuất tất gây thiệt hại, thất thoát mà Ban lãnh đạo Lilama Hà Nội gây ra.

Chúng tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để buộc CTCP Lilama Hà Nội phải tổ chức ĐHCĐ bất thường ngay lập tức và tất cả mọi cổ đông dù lớn, nhỏ đều phải được tham gia cuộc họp Đại hội bất thường này để biết cụ thể tình hình.

Đề nghị Lilama Hà Nội công khai tình hình tài chính từ khi cổ phần hóa đến hết quý III/2011. Báo cáo phải có xác nhận của công ty kiểm toán.

Đề nghị các cơ quan thanh tra, kiểm tra vào cuộc ngay để ngăn chặn những việc làm sai trái, khuất tất, gây thất thoát đến tiền bạc của Nhà nước, của cổ đông

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm đền bù những thiệt hại cho cổ đông và Nhà nước? Chế tài nào để buộc những người này phải đền bù thiệt hại do họ gây ra? Chúng tôi mong Báo ĐTCK và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, làm rõ và can thiệp giúp đỡ chúng tôi có được những quyền căn bản của cổ đông tại Lilama Hà Nội.


Tác giả: Nguyễn Ngọc Chiến và 11 cổ đông Lilama Hà Nội

(landtoday.net)

---------------------

Ý kiến phản hồi của Luật sư Hà Huy Từ về bài viết này:

Thứ sáu, 30/12/2011, 10:46 [GMT+7]

Theo quy định của pháp luật cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần. Do đó, nếu như các cổ đông nhỏ lẻ (dù sở hữu 1 cổ phần) thì vẫn là cổ đông và hoàn toàn có các quyền hạn của cổ đông trong đó có quyền được tham dự các cuộc họp ĐHĐCĐ (điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

Do đó, các cổ đông cần phải làm đơn lên các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí để phản ảnh vụ việc vi phạm pháp luật này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời để ban lãnh đạo công ty thay đổi cách thức quản lý, điều hành doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, đúng luật. LS. Hà Huy Từ - Công ty Luật Hà Huy

Đường link: http://landtoday.net/vn/doanhnghiep/hoatdongdoanhnghiep/34601/co-dong-lilama-ha-noi-keu-cuu.aspx

 

Các tin bài khác:
  • Đường link Luật sư Hà Huy Từ tư vấn pháp luật trên VTC 1
  • Sau đám cưới rình rang cho con, đại gia bán nhà máy trả nợ
  • (BBT LHH): Quy định mới: Tạm trú tại Việt Nam trên 90 ngày phải có bảo lãnh
  • Phó chủ tịch Hải Phòng: "Dân bất bình nên phá nhà ông Vươn"
  • Đại tướng Lê Đức Anh nói về vụ cưỡng chế đất đai tại Hải Phòng
  • Mướt mồ hôi đòi nợ DN bất động sản
  • Viglacera giữ giá, khách hàng nhờ luật sư
  • Bị kiện vì bán nhà bằng USD
  • Hà Nội: Thanh tra, làm rõ Dự án Khu đô thị mới Tứ Hiệp
  • Hàng trăm hộ dân khổ sở vì ngõ đi chung bị chiếm dụng tại quận Ba Đình
  • Không có cơ sở yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường của Sudico